Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ có nhiều đất “dụng võ” trong AEC

Việc gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tạo ra một thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam.

Thị trường rộng mở

Theo một báo cáo của Công ty Millim (Công ty có trụ sở tại Mỹ, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn) tỷ lệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ của thị trường ASEAN còn thấp so với các quốc gia đang phát triển.

Hơn nữa, với số dân đạt trên 625 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP 5% mỗi năm và tổng GDP đạt 2.600 tỷ USD, ASEAN được coi là “miếng bánh nhiều kem” để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể tiến tới và mở rộng.

Theo Milliman, Singapore là quốc gia phát triển bảo hiểm nhất trong khối ASEAN nhưng tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm cũng chỉ đạt 4,8% GDP, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 12,1% của Hồng Kông và 8% của Nhật Bản (số liệu năm 2013). Đa số các quốc gia trong khối ASEAN đều có tỷ lệ doanh thu phí dưới 2%. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nếu muốn thâm nhập thị trường này.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết rằng, việc xóa bỏ những rào cản về thị trường, tạo ra môi trường bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp cũng sẽ là những lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể tham gia sâu vào thị trường khác và ngược lại.

Cùng với đó, các thỏa thuận về hợp tác dịch chuyển về lao động sẽ tạo điều kiện cho lao động kĩ thuật cao dễ dàng di chuyển sang các nước khác trong ASEAN. Điều này là vô cùng có lợi thế, đặc biệt khi thị trường Việt Nam vẫn còn khan hiếm nhân sự trong lĩnh vực tính phí bảo hiểm.

thanh_long_mini

Thách thức không hề nhỏ

Bên cạnh những cơ hội mang đến, việc gia nhập AEC cũng mang đén những thách thức không hề nhỏ.

Theo chỉ số tự do hóa ASEAN Milliman THÌ ViỆT Nam chỉ xếp thứ 7/10 trên thị trường bảo hiểm nhân thọ với điểm số 40/100. “Điều này sẽ tạo ên áp lực về sự thay đổi về thể chế chính sách của Việt Nam khi mà các quốc gia trong khu vực đang ngày càng hoàn thiện chính sách tự do hóa nhanh hơn Việt Nam” Tiến sĩ Nguyễn Việt Lợi nhận định.

Cũng theo ông Nguyễn Phi Quang, Tổng Giam đốc Tập đoàn Bảo Việt cũng cho rằng việc mở rộng thị trường cũng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn.

Chnhs vì vậy, nhà nước cần có những chính sách để thúc đẩy sự phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, tăng cường các kênh phân phối, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển…bằng việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các hành lang pháp lý đối với ngành bảo hiểm, tạo sự phát triển bần vững, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính….

Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm cần tự rà soát cũng như điều chỉnh các quy trinh kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính, phát triển theo hướng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nâng cao đội ngũ nhân viên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…chính là những công việc cần làm để hoàn thiện và nâng cao vị thể của doanh nghiệp trên thị trường.

>>>Có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ?

>>> Bảo hiểm Manulife ra mắt sản phẩm mới

Bình luận về bài viết này